Keo vá tường Hi-flex SealantSơn chống thấm màu Flex Shield ColorChống thấm siêu đàn hồi Super Flex Shield ColorKeo xử lý mối nối cho tấm Fiber CementKeo dán gạch trộn sẵn đa năngChống thấm cho mái và tường Roof ShieldGiải pháp chống thấm cho ngôi nhà của bạnNứt chỗ nào? Trám Jade's Solution chỗ đó

Nguyên nhân và cách khắc phục trần nhà bị nứt

Trần nhà bị nứt là hiện tượng thường gặp phải đối với các công trình nhà ở, vậy tại sao trần nhà bị nứt và cách khắc phục trần nhà bị nứt ra sao nhanh chóng và hiệu quả hãy cùng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé!

4 nguyên nhân dẫn đến trần nhà bị nứt

1. Sự sụt lún không đồng đều về địa chất tại nên xây dựng

Đây là một nguyên nhân rất lớn mà trước khi xây nhà đã không lưu ý kỹ lưỡng, không được tư vấn kỹ lưỡng về việc làm móng, chọn móng và xây, chọn làm móng không phù hợp… Ví dụ với đất yếu thì chọn loại móng có móc cốc… không cần dùng móng cọc, loại móng dành riêng cho đất yếu và đất không liền thổ. Xây nhà là việc cả đời nên dù có chuyện gì xảy ra, chi phí có hạn thì bạn phải luôn nhớ rằng phải chú ý đến từng chi tiết nhỏ để tránh mắc phải sai lầm sau này.

Nguyên nhân và cách khắc phục trần nhà bị nứt

Nhiều người sẽ thắc mắc tại sao có hiện tượng sụt lún phần móng liên quan đến trần nhà, sở dĩ có điều này là do trong xây dựng phần móng vô cùng quan trọng khi có những vấn đề dù rất nhỏ dưới móng nhưng cũng sẽ gây áp lực lên trần Những vết nứt rõ ràng không chỉ gây ra thấm dột mà còn điều quan trọng là chúng gây ra hậu quả nghiêm trọng ngay cả khi ngôi nhà mới được xây dựng.

2. Công trình sử dụng bê tông và sắt thép không đủ tiêu chuẩn

Cũng có nhiều trường hợp xảy ra khi công trình có tình trạng bê tông bị mất cắp và giảm tỷ lệ bê tông cũng như bị rút sắt thép dẫn đến quá trình thi công không đảm bảo chất lượng. Với tất cả những điều đó một cái chạm nhẹ sẽ làm cho trần nhà bị nứt. Đây cũng là lý do rõ ràng nhất để trả lời cho câu hỏi: “Tại sao trần nhà bị nứt” Rõ ràng là chính xác nhất.

3. Chống thấm trần nhà không được quan tâm đúng mức

Đây cũng là nguyên nhân rất lớn dẫn đến trần nhà bị nứt, khi hoàn thiện trần nhà bạn cần chú ý đến vấn đề thấm dột, trong quá trình xây nhà nên sử dụng các vật liệu như keo trám trét, vật liệu chống thấm đảm bảo chất lượng.

4. Co ngót không đều của bê tông

Mới đổ bê tông xong đã trát ngay, lớp trát sẽ bị nứt do sự co ngót không đều. phía ngoài lớp vữa trát dễ khô nên khô trước, tạo thành một lớp ngăn cản quá trình liên kết của vữa bên trong khối xây.

Cách khắc phục trần nhà bị nứt

Nứt trần nhà thật sự gây nguy hiểm cho cả gia đình bạn, nếu không khắc phục kịp thời có thể gây ra những hiểm họa khó lường. Dưới đây là một số cách khắc phục trần nhà bị nứt có sử dụng sản phẩm của Jade’s Solution.

Cách khắc phục trần nhà bị nứt
Cách khắc phục trần nhà bị nứt
  • Trường hợp vết nứt nhỏ: dùng bàn chải sắt để vệ sinh làm sạch vị trí vết nứt, sau đó sử dụng keo vá tường trám trét xử lý bề mặt.
  • Trường hợp vết nứt rộng: do nứt mối nối vữa, nứt bê tông. lúc này cần đục để mở rộng vết nứt để xử lý, có thể tham khảo bài viết quy trình xử lý vết nứt bê tông.
  • Tùy theo mức độ nứt của trần nhà để đưa ra cách xử lý triệt để nhất. Hãy liên hệ với nhân viên kỹ thuật hoặc công ty chuyên nghiệp xử lý nếu bạn không thể thực hiện.