Keo vá tường Hi-flex SealantSơn chống thấm màu Flex Shield ColorChống thấm siêu đàn hồi Super Flex Shield ColorKeo xử lý mối nối cho tấm Fiber CementKeo dán gạch trộn sẵn đa năngChống thấm cho mái và tường Roof ShieldGiải pháp chống thấm cho ngôi nhà của bạnNứt chỗ nào? Trám Jade's Solution chỗ đó

Sơn epoxy là gì? Các loại sơn epoxy tốt nhất

Sơn epoxy là gì? Sơn epoxy là vậy liệu gì? Tại sao sơn epoxy lại được sử dụng rộng dãi trong các ngành công nghiệp như sàn nhà xưởng, tầng hầm và cả sắt thép,… Chúng mang lại những ưu điểm gì là được tin dùng đến vậy? Hàng loạt những câu hỏi được đặt ra cho vấn đề sử dụng sơn nền epoxy mà cần được giải đáp. Cùng đi tìm câu trả lời thỏa đáng nhất cho những thắc mắc trên với chúng tôi nhé.

1. Sơn Epoxy là gì?

Khái niệm sơn epoxy là gì?

Sơn epoxy hay gọi là sơn công nghiệp 2 thành phần được tạo nên từ những hạt nhựa epoxy, chất đóng rắn polyamide, dung môi và 1 số phụ gia khác. Sau khi trộn lại với nhau theo 1 tỉ lệ nhất định sẽ tạo nên màng sơn có độ cứng, dai chắc, sáng bóng cùng một số tính năng chuyên dụng như: chống tĩnh điện, chống rỉ sét, chịu axit,…

Sơn Epoxy là một sự lựa chọn tuyệt vời để phủ sàn nhà để xe, tầng hầm và sân trong. Sơn epoxy sử dụng hỗn hợp hóa học của hai thành phần lỏng, nhựa epoxy và chất làm cứng, để tạo ra một lớp hoàn thiện bền, kháng dung môi có thể được thi công cho sàn, mặt bàn… Nhiều loại epoxy được ghi nhận về độ bền và có thể được sử dụng để trám trét sàn bê tông, thép và các vật liệu công nghiệp khác.

Sơn Epoxy là gì?
Sơn Epoxy là gì?

2. Phân loại sơn Epoxy

Ở phần trên chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm “Sơn Epoxy là gì?” và biết được rằng Sơn Epoxy là loại sơn cao cấp có thể thi công trên nhiều loại vật liệu khác nhau, từ bê tông tới kim loại hay là gỗ,…Chính vì thế, sơn Epoxy hay còn gọi là sơn Epoxy 2 thành phần được sử dụng rất phổ biến trong nhiều ứng dụng hiện nay.

Với mỗi ứng dụng hay nói chính xác hơn là mỗi loại bề mặt sẽ cần tới một loại sơn Epoxy riêng biệt để chúng có thể bám dính hiệu quả và phát huy đúng tác dụng mong muốn.

Các loại sơn Epoxy
Các loại sơn Epoxy

Về cơ bản, Sơn Epoxy có 2 loại chính

Sơn Epoxy dành cho các loại sàn nhà và Sơn Epoxy dành cho các loại kết cấu thép.

Chúng tôi nhận thấy, sơn sàn epoxy và sơn Epoxy cho sắt thép là 2 loại phổ biến nhất. Trên thực tế, vẫn còn một số loại sơn Epoxy khác, chẳng hạn như sơn Epoxy dùng cho gỗ. Thế nhưng, Sơn Epoxy cho sàn nhà xưởng lại có nhiều loại, Sơn Epoxy cho kết cấu thép cũng có nhiều loại.

Sơn epoxy dành cho Gỗ
Sơn epoxy dành cho Gỗ

3. Các loại sơn epoxy phổ biến trên thị trường hiện nay

Sơn epoxy gốc dầu

Sơn epoxy gốc dầu hay còn gọi là sơn epoxy gốc dung môi: là sản phẩm sơn 2 thành phần cho nền sàn bê tông phổ biến hiện nay tại các nhà xưởng tiền chế, các xí nghiệp, nhà máy công nghiệp đạt chuẩn với mục đích đem lại sự ổn định và bảo vệ kết cấu nền bê tông hoàn hảo.

Sơn epoxy gốc nước

Sơn epoxy gốc nước là loại sơn 2 thành phần sử dụng nước làm dung môi. Sản phẩm chuyên dụng dùng để sơn phủ trực tiếp lên các loại bề mặt bê tông, kim loại, hợp kim nhằm bảo vệ và tăng cường các tính năng tốt cho bề mặt. Với những đặc tính ưu việt, dòng sơn này đã và đang trở thành sự lựa chọn hàng đầu cho các công trình xây dựng hiện đại.

Sơn epoxy gốc nước bao gồm:

  • Sơn lót epoxy gốc nước
  • Sơn phủ epoxy gốc nước

Sơn Epoxy gốc nước chuyên dùng để bảo vệ cho các nền nhà xưởng, nền các nhà máy xí nghiệp, sàn nhà bệnh viện, nhà máy sản xuất thực phẩm, nhà máy sản xuất điện…

Sơn epoxy không dung môi (hệ tự san phẳng)

Sơn epoxy tự san phẳng, tự phẳng, tự chảy, tự trải phẳng hay tự cân bằng đều là một thuật ngữ để chỉ về dòng sơn epoxy mà khi đổ xuống sàn tự chảy ra bề mặt, diện tích phủ khi đổ ra chỉ vài m2.

Sơn epoxy tự san phẳng là loại sơn cao cấp 2 thành phần gồm sơn epxoy gốc dầu hoặc sơn epoxy gốc nước, có màu hoặc trong suốt, sơn được với nhiều chiều dày khác nhau, tối thiểu từ 1mm(1000µm), độ dày chuẩn nhất là 3mm(3000µm).

Sơn epoxy chống thấm

Sơn epoxy chống thấm là chất tạo màng liên tục có thành phần chính là polyurethane resin, có độ bền và độ bám dính tốt trên mọi bề mặt khác nhau. Tạo độ thẩm mỹ cao, độ bền và độ đàn hồi tốt, giúp che những khuyết điểm, khe nứt lẻ trên bề mặt sàn.

Sơn epoxy chống thấm cũng là sơn 2 thành phần và gồm sơn lót epoxy chống thấm và sơn phủ epoxy chống thấm dùng để sơn chống thấm cho những sàn bê tông thường xuyên tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nước.

Sơn epoxy chống tĩnh điện

Sơn epoxy chống tĩnh điện hay còn được gọi là sàn chống chống tĩnh điện Epoxy. Sàn Epoxy chống tĩnh điện công nghiệp, sơn sàn chống tĩnh điện hoặc sàn chống tĩnh điện công nghiệp. Đây là hệ thống sơn sàn epoxy mang điện trở cao kết hợp với than hoạt tính và dây dẫn đồng nối đất sản phẩm cho khả năng kiểm soát hiện tượng tĩnh điện trên bề mặt sau hoàn thiện.

Sơn epoxy kháng hóa chất (chống chịu axit)

Sơn epoxy kháng hóa chất hai thành phần có rất nhiều tính năng nổi bật. Được thiết kế cho sàn công nghiệp bị ảnh hưởng bởi axit và hóa chất ăn mòn, với khả năng kháng axit tăng cường và các hóa chất ăn mòn khác bảo vệ bề mặt của hệ thống sơn sàn. Có sẵn nhiều màu sắc cho khách hàng lựa chọn với hàm lượng chất rắn cao và nó đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực hơn các lớp phủ kháng hóa chất khác.

4. Ưu điểm và nhược điểm của sơn Epoxy

Ưu điểm:

  • Sơn Epoxy đem lại cho chúng ta một bề mặt sàn nhà xưởng với tính thẩm mỹ cao.
  • Khả năng kháng axit, hóa chất.
  • Epoxy là một sự lựa chọn sàn cứng. Nó có thể chịu tác động của sốc nặng, nhiệt, hóa chất và nước. Đó là yêu cầu lý tưởng trong các nhà để xe, nơi ô tô có thể thải ra hóa chất ăn mòn.
  • Sơn Epoxy giúp bạn tiết kiệm thời gian và tiền bạc khi loại bỏ.
  • Mặc dù phải mất thời gian thi công nhưng khi đã thi công lớp sơn epoxy thì nó sẽ tồn tại rất lâu. Nó cứng, cực kỳ bền và sẽ chịu được lượng lớn tác động.
  • Epoxy gần như tạo ra một lá chắn cho sàn của bạn và sẽ bảo vệ nó khỏi các vết bẩn, nứt và hao mòn.
  • Epoxy chống bụi bằng cách tạo một lớp, epoxy giúp ngăn bụi lắng xuống và dễ dàng vệ sinh. Nó cũng tạo ra một bề mặt phẳng và nhẵn, dễ dàng làm sạch bằng chổi, chổi hoặc máy hút.

Nhược điểm:

  • Bề mặt trước khi thi công phải đạt chuẩn (hầu như đối với bất kỳ bề mặt nào ta cũng nên chuẩn bị cẩn thận).
  • Đáp ứng đúng quy trình thi công sơn epoxy.
  • Cần máy móc trang thiết bị hiện đại đầy đủ.
  • Cần thợ thi công có tay nghề cao, có kinh nghiệm biết và xử lý các lỗi kỹ thuật.
  • Nhìn chung, sàn sơn epoxy có khả năng chống trượt, tuy nhiên, sàn epoxy phủ dầu có thể rất trơn. Khi bị ướt, nó có thể trơn trượt. Sơn epoxy không lý tưởng cho những khu vực dễ bị đổ nước trên sàn.
  • Mặc dù nó cứng và bền, nhưng cuối cùng thì epoxy cũng cần phải thay thế. Sự hao mòn hàng ngày sẽ gây ra thiệt hại và các vết nứt và vụn có thể bắt đầu lan dần ra. Khi điều này xảy ra, bạn sẽ phải phủ thêm một lớp sơn epoxy khác để đảm bảo mọi thứ luôn đẹp. Nếu nó ở trong khu vực mà vật nặng bị rơi xuống sàn, chẳng hạn như phòng tập thể dục, thì đây có thể là một vấn đề.
  • Cần phải chuẩn bị rất nhiều để đảm bảo sơn epoxy của bạn được thi công hiệu quả. Bạn cần phải sử dụng keo trám trét để xử lý tất cả các vết nứt và tỉ mỉ làm sạch tất cả các vết dầu, mỡ và bụi bẩn. Có thể mất vài ngày để sơn epoxy của bạn khô đúng cách và bạn cần đợi cho đến khi lớp sơn đầu tiên khô hoàn toàn trước khi sơn lớp tiếp theo.
  • Có thể tốn kém và tốn nhiều công sức để thay đổi màu sắc, thiết kế hoặc loại bỏ lớp epoxy.

Ngoài rasơn epoxy được ứng dụng rộng rãi tại:

  • Ứng dụng cho các khu bể bơi.
  • Ứng dụng cho các khu hầm gửi xe.
  • Ứng dụng cho các khu nhà xưởng công nghiệp.
  • Ứng dụng cho các nhà máy sản xuất thiết bị điện tử.
  • Ứng dụng cho các khu nhà máy hoá chất, dược phẩm, thực phẩm…
  • Ứng dụng cho các khu nhà máy xi măng, thuỷ sản hay các khu nhà máy nước thải…

Tham khảo từ Hunker