Tầng hầm là nơi chịu tác động mạnh của mạch nước ngầm và hệ thống cấp thoát nước. Cùng với các công trình khác xung quanh nên hoạt động chống thấm tầng hầm luôn được các nhà đầu tư dành sự quan tâm lớn. Và cho đến nay, quy trình chống thấm ngược tầng hầm có sử dụng các vật liệu chống thấm của Jade’s Solution luôn được các chuyên gia lựa chọn.
Trong nội dung bài viết này Jade’s Solution sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các kỹ thuật chống thấm tầng hầm và các bước thi công chính xác nhất.
1. Chống thấm ngược tầng hầm là gì?
Chống thấm ngược là biện pháp chống thấm được xử lý bên trong tầng hầm. Đó là khả năng chống thấm ngược với nguồn nước gây thấm. Chống thấm ngược tầng hầm sẽ tạo ra một lớp màng chống thấm ở bề mặt bên trong để chống thấm cho tầng hầm.
Thi công chống thấm nói chung và chống thấm ngược cho tầng hầm nói riêng đòi hỏi kỹ thuật tay nghề cứng, nhiều năm kinh nghiệm chuyên chống thấm ngược cho nhiều công trình. Chỉ có như vậy mới đảm bảo được chất lượng cũng như độ bền lâu dài cho công trình.
2. Nên sử dụng loại vật liệu chống thấm tầng hầm nào?
Chống thấm ngược tầng hầm thường sử dụng các vật liệu có khả năng bám dính tốt với bề mặt bê tông. Vật liệu có khả năng thẩm thấu và tạo màng kết tinh bám dính, chống thấm nước.
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực sản xuất vật liệu chống thấm, Jade’s Solution tự hào mang đến cho khách hàng dòng sản phẩm chống thấm với ưu điểm rõ rệt là tiết kiệm chi phí nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao.
Chống thấm xi măng bê tông Jade-CT11S là chất chống thấm xi măng, chống thấm bê tông được tổng hợp từ nhựa Acrylic cùng với phụ gia hoạt tính silicon hệ nước, khi liên kết với xi măng sẽ phát triển thành lớp màng tinh thể có độ đàn hồi tối đa và khả năng chống thấm nước tuyệt vời.
3. Quy trình chống thấm ngược tầng hầm hiệu quả
Quy trình chống thấm ngược tầng hầm bằng Jade-CT11S của Jade’s Solution như sau:
1. Chuẩn bị bề mặt
Bước này rất quan trọng nên cần được thực hiện một cách tỉ mỉ và cẩn thận.
Tại chỗ bị thấm, tiến hành đục để loại bỏ hết lớp vữa xi măng Tiếp tục khoét miệng các kẽ bằng các rãnh rộng 1- 2cm, sâu 2cm, các lỗ bọng, túi đá, rỗ…
Loại bỏ các chất kết dính lỏng lẻo, đục rộng và sâu đến lớp bê tông đặc bên dưới. Mài toàn bộ bề mặt cần chống thấm bằng máy mài có gắn chổi sắt để loại bỏ hết tạp chất và bụi bẩn còn sót lại. Đảm bảo bề mặt trước khi sơn được làm sạch bằng máy thổi tay hoặc máy hút bụi công nghiệp.
2. Quy trình thi công
Bước 1: Làm ẩm bề mặt chống thấm
- Dùng máy phun nước áp suất hoặc máy tạo ẩm để rửa bề mặt bê tông.
- Lưu ý: Tránh đọng nước.
Bước 2: Quét, phun vật liệu chống thấm
- Chuẩn bị hỗn hợp theo tỷ lệ 1 kg JADE-CT11S : 1 kg Ximăng : 0.5 lít Nước. Pha xi măng với nước khuấy đều. Sau đó trộn với JADE-CT11S và khuấy kỹ.
- Thi công 2-3 lớp lên bề mặt cần chống thấm, mỗi lớp cách nhau 6-8 giờ. Để cho lớp thi công khô khoảng 2 ngày trước khi sơn phủ các lớp sơn khác
Lưu ý:
- Độ cứng của Jade-CT11S đạt tuyệt đối sau 7 ngày. Chịu áp lực ngược tốt nếu thi công 03 lớp (tường tầng hầm). Nếu bề mặt thi công có vết nứt thì phải sử dụng keo trám trét vết nứt Hi-Flex Sealant trước
- Nếu đã trộn Jade-CT11S với ximăng thì phải dùng trong vòng 1 giờ, vì sau thời gian đó sản phẩm sẽ bị giảm chất lượng nhiều. Dùng đến đâu trộn xi măng đến đó
- Có thể điều chỉnh lượng nước để đạt được độ đặc thích hợp cho thao tác thi công
Bước 3: Bảo dưỡng sau khi thi công
Vật liệu khô càng lâu thì chất lượng càng đồng đều và đảm bảo khả năng chống thấm tốt hơn. Vì vậy, sau khi thi công xong nên sử dụng nylon, bao tải ẩm hoặc máy phun ẩm liên tục để tránh vật liệu chống thấm nhanh khô.
Hi vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình chống thấm ngược tầng hầm – một trong những phương pháp chống thấm hiệu quả.