Tấm fiber cement và tấm calcium silicate ngày càng thông dụng và được sử dụng trong nhiều ứng dụng và các hạng mục công trình khác nhau. Những ưu điểm vượt trội của những sản phẩm có thể dễ dàng kể ra như độ bền uốn và độ cứng cao, khả năng chịu ẩm, không mối mọt. Nhưng ưu điểm này cũng là những trở ngại mà các sản phẩm phổ biến trước đây như thạch cao, ván công nghiệp không đạt được
Do đó, những hạng mục như làm vách trong và ngoài, sàn, trần chìm hay trần thả, hiện nay phần lớn được làm bởi các tấm fiber cement (tấm xi măng) và calcium silicate (tấm thạch cao). Một số thương hiệu của loại tấm này ở Việt Nam như là SmartBoard, Duraflex, Prima, UCO, Shera…
Hai ứng dụng hay gặp nhất của các sản phẩm như tấm fiber cement hay tấm thạch cao là sử dụng làm trần chìm và vách (vách ngăn trong và vách ngoài). Hệ thống ứng dụng này về cơ bản thường bao gồm khung (sắt, nhôm) các tấm bắn đinh vít lên khung, sử dụng bột bả mastic làm phẳng và hoàn thiện bằng sơn nước.
Tuy nhiên, đây cũng là hai ứng dụng mà các đơn vị và thợ thi công hay gặp nhiều rắc rối nhất. Vấn đề ở đây chính là hệ thống sau thi thi công và hoàn thiện bằng sơn nước, chỉ trong một thời gian ngắn thậm chí tầm 2 đến 3 ngày, đã bắt đầu thấy hiện tượng lớp bột và lớp sơn tại vị trí liên kết giữa hai tấm bị nứt. Hầu như vết nứt xuất hiện nhỏ dạng chân chim, có khi nứt lớn ra, mép tấm bị vênh lên, thậm chí là bong luôn vít. Những vấn đề này đều đến từ đặc tính của dòng sản phẩm này. Có thể liệt kê những nguyên nhân như sau:
- Tính giãn nở của vật liệu: Một tính chất rất đặc trưng của các tấm fiber cement/ calcium silicate là hay bị giãn nở và co ngót theo nhiệt độ và độ ẩm. Biên độ giản nở của vật liệu này lớn hơn nhiều so với các sản phẩm bột bả mastic và sơn.
- Tính võng của tấm khi có lực tác động vào: các tấm fiber cement/ calcium silicate được làm từ ba thành phần nguyên liệu chính là cát, xi măng và sợi cellulose, trong đó sợi cellulose giúp cho tấm có khả năng uốn cong được (không bị giòn, và cường độ chịu uốn cong cao hơn) nên giúp cho tấm có thể chịu được lực tác động lớn mà không bị gãy hay nứt. Tuy nhiên, do tính chất này, nên hệ thống tường, vách và sàn làm từ các tấm fiber cement/calcium silicate thường có tính rung khi có lực tác động vào
Như vậy tại vị trí các cạnh tấm luôn có sự biến dạng bề mặt rất lớn, đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến chỗ mối nối bị nứt. Giải pháp tối ưu nhất cho vấn đề này chính là sử dụng keo xử lý mối nối fiber cement Jade.Joint.FC của Công Ty Bích Trang. Ở bài viết này, xin phép trình bày cách thức thi công xử lý mối nối bằng sản phẩm chuyên dụng Jade.Joint.FC
Quy trình thi công keo xử lý mối nối fiber cement Jade.Joint.Fc
- Để một khe trống tại vị trí mối nối của hai tấm fiber cement rộng khoảng 3mm.
- Bề mặt tấm chỗ xử lý mối nối nên được làm sạch bụi và khô.
- Trét một lớp keo xử lý mối nối fiber cement rộng khoảng 7cm vào vị trí khe giữa mối nối của hai tấm và điền kín khe hở.
- Dán băng keo giấy hoặc băng keo lưới chuyên dụng lên trên lớp keo trét.
- Sử dụng dụng cụ bay ép và vuốt băng keo với lực vừa đủ, sao cho lớp băng keo được tiếp xúc hoàn toàn với lớp keo xử lý và tránh xuất hiên các lớp nhăn và chùn.
- Trét các đầu vít bằng keo xử lý mối nối.
- Đợi lớp keo thứ nhất khô hoàn toàn, trét lên trên bề mặt lớp băng keo một lớp keo thứ hai rộng khoảng 15 cm sao cho lớp keo thứ hai che phủ hoàn toàn bề mặt lớp băng keo.
- Sau khi lớp thứ hai khô hoàn toàn, phủ thêm một lớp keo thứ ba rộng khoảng 20cm lên trên.
Keo xử lý mối nối tấm Fiber Cement
Keo xử lý mối nối Fiber Cement Jade.Joint.FC là sản phẩm keo trộn sẵn gốc acrylic, được ứng dụng cho thi công xử lý mối nối của tấm Fiber Cement hoặc tấm Calcium Silicate. Sản phẩm còn được sử dụng để che và hoàn thiện lỗ đinh, vít và các vết nứt, hở trong quá trình thi công tấm xi măng nhẹ.